#: locale=en ## Action ### URL WebFrame_7D8C11FC_5CCD_5BBC_41AC_3A64BB8AE15C.url = https://www.google.com/maps/embed?pb=!1m18!1m12!1m3!1d4593.794489604336!2d105.91412381535402!3d20.973192495047858!2m3!1f0!2f0!3f0!3m2!1i1024!2i768!4f13.1!3m3!1m2!1s0x314aa983f4c47dcf%3A0x2289e01c1bf0acd9!2zTmjDoCBH4buRbSB8IFRydW5nIFTDom0gVGluaCBIb2EgTMOgbmcgTmdo4buBIFZp4buHdA!5e1!3m2!1svi!2s!4v1651654907961!5m2!1svi!2s ## Media ### Title panorama_48415B80_6A72_8ADB_41AA_71A8110EDA56.label = 1_sphere panorama_D4C29DEE_CC75_EA36_41DE_958E9C939B55.label = 2_sphere panorama_D47AD534_CC74_3A29_41E6_4C148BAFE5F2.label = 3_sphere panorama_4841DC68_6A72_8E2B_41D6_68C45935F5A0.label = 4_sphere panorama_4841BCD0_6A73_8E7B_41CC_0AB36280B0B0.label = 5_sphere panorama_D4B168A2_CC74_6A29_41C7_23CBB38C4BA3.label = 6_sphere panorama_D4AB11AE_CC7C_3A39_41E0_058D512A0FDC.label = 7_sphere panorama_DC6211FF_CBD4_5A17_41D5_5C5F9891D80B.label = 8_sphere panorama_D47BC9F3_CC7C_2A2E_41E9_0BE5009CF4A1.label = 9_sphere album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_0.label = DSC00010 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_1.label = DSC00011 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_2.label = DSC00013 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_3.label = DSC00014 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_4.label = DSC00017 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_5.label = DSC00024 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_6.label = DSC00049 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_7.label = DSC00063 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_8.label = DSC00064 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_9.label = DSC00072 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_10.label = DSC00073 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_11.label = DSC00117 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_12.label = DSC00127 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_13.label = DSC00133 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_14.label = DSC00164 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_15.label = DSC00175 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_16.label = DSC00184 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_17.label = DSC00188 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_18.label = DSC00192 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_19.label = DSC00194 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_20.label = DSC00196 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_21.label = DSC00201 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_22.label = DSC00202 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_23.label = DSC00205 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_24.label = DSC00228 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_25.label = DSC00231 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_26.label = DSC00235 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_27.label = DSC00266 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_28.label = DSC00267 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_29.label = DSC00279 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_30.label = DSC00284 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_31.label = DSC00285 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_32.label = DSC00287 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348_33.label = DSC00291 album_BCBAC412_8F63_C412_41C0_145B72CBA348.label = Photo Album DSC00010 panorama_D4BC93AD_CC7C_FE3B_41E4_C723B98B8A44.label = [Group 26]-PNO02274_PNO02294-7 images2_sphere panorama_4842FAD5_6A72_8A65_41A1_E75B3305CC76.label = [Group 29]-PNO02316_PNO02336-7 images_sphere ## Skin ### Button Button_7EB814AC_5C4A_D9AC_41C5_0452986B1897.label = Gia Lâm - mảnh đất "địa linh nhân kiệt" ### Label Label_720AE112_5CF5_B840_4162_035B8C104FA3.text = GIỚI THIỆU CHUNG Label_7F27973A_5C57_B8B6_41B9_56BC8ACB66C0.text = HỆ THỐNG BẢN ĐỒ Label_A1818EA6_8F60_4432_4185_4DBDBB005A73.text = THƯ VIỆN HÌNH ẢNH Label_7DAFC7C7_5CCD_A7CC_41D1_DFF5CA0C36FF.text = VỊ TRÍ ### Multiline Text HTMLText_7F1FF7BC_5C57_A7B2_41C0_DF2E4691471B.html =
GIA LÂM QUA CÁC THỜI KÌ
HTMLText_7F4FFE4C_5CCA_A8C3_41D1_BD8E0CC0A73A.html =
TRUNG TÂM TINH HOA LÀNG NGHỀ VIỆT
HTMLText_7F1F27B9_5C57_A7B5_41B3_A4A7E01B898F.html =


HTMLText_7F621257_5CDF_B8CE_41D0_8E9FD364F9F9.html =
Bát Tràng là một trong những địa điểm du lịch khá thú vị, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km. Làng gốm Bát Tràng hình thành từ sự chung tay, góp sức của 23 dòng họ mang nghề tư quê cũ ra dựng phường lập nghiệp; nay chỉ còn 19 dòng họ gốc vẫn quần tụ nối nghiệp cha ông phát triển nghề ngày càng thịnh vượng. Để tri ân công đức tổ nghề, công ơn đối với tổ tiên, với một ước nguyện gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của nghề gốm và làng văn Bát Tràng nói riêng, sự kết nối giữa các giá trị truyền thống làng nghề Việt nói chung, bà Hà Thị Vinh - hậu duệ đời thứ 15 của dòng họ Hà Hữu, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội, Phó chủ tịch Hiệp hội các làng nghề Việt Nam... đã dành hết Tâm và Tài của mình để xây dựng nên Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt này.
Công trình được nung nấu ý tưởng từ hơn 10 năm trước và chính thức hoàn thành phần xây dựng cơ bản năm 2018 trên diện tích 3.300 mét vuông. Với thiết kế 5 tầng nổi, 1 tầng hầm và hai bên có hai dãy nhà 2 tầng 4 mái lớp ngói, có các công năng:
Tầng 1: Không gian đón tiếp khách tham quan và quầy hàng
Tầng 2: Bảo tàng nghề gốm Bát Tràng
Tầng 3: Trung tâm nghệ thuật đương đại/ Homestay
Tầng 4: Hội trường Cung đình/ Nhà hàng Tinh hoa/ Bát Tràng checkin coffee
Tầng 5: Hương Sa Trà - Hương Sa Art House và Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng
Ngoài ra, tổ hợp trung tâm còn có không gian trưng bày và dịch vụ ngoài trời bên cạnh bờ sông Bắc Hưng Hải.
Kiến trúc tòa nhà được lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống, giao thoa, nhào nặn với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo nên công trình độc đáo này. Với 7 trụ xoay, kích thước và kiểu dáng không giống nhau tạo nên sự khác biệt rất riêng như chính nghề sản phẩm thủ công truyền thống. Hình ảnh những đường chỉ ngang trượt theo mặt cong như sự tiếp nối của dòng chảy sông Hồng, từ ngàn năm nay đã ôm trọn làng gốm. Tông màu chủ đạo là nâu đất, chính là màu của đất sét - nguyên liệu sản xuất gốm truyền thống và cũng là màu của phù sa của dòng sông Hồng, bồi đắp nên sự trù phú, thịnh vượng cho làng nghề gốm Bát Tràng. Tòa nhà hướng mặt ra dòng sông Bắc Hưng Hải, một công trình trị thủy đầu tiên của miền Bắc nước ta được khởi công xây dựng từ năm 1958 có ý nghĩa rất lớn trong việc điều hòa dòng chảy, tránh sự xói mòn do lũ của sông Hồng làm lở làng. Nay dòng sông hiền hòa, tạo cảnh quan xanh mát cho làng.
Trong lịch sử, cha ông làng Bát ra Thăng Long sản xuất gạch phục vụ cho việc xây dựng kinh thành và cả các công trình lăng tẩm của Cung đình Huế sau này và không khó hiểu khi nó trở thành niềm mơ ước của bao chàng trai:
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Tại công trình có con đường lát gạch do Công ty gốm sứ Quang Vinh phục chế lại theo phương thức sản xuất truyền thống, đó là nung nhiệt độ cao 12500C với nguyên liệu củi thông đã tạo nên màu sắc giống với sành, đanh, chắc, bền với thời gian, đặc biệt không bị bám rêu khi trời mưa. Tất cả được sắp xếp theo những tuyến tính khác nhau nhắc nhớ về một sản phẩm đã làm nên thương hiệu cho làng nghề và sự dịch chuyển dòng sản phẩm của nghề đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Nối tiếp giữa nền và tường nhà là các khối gốm uốn cong mềm mại được ghép từ các mảnh gốm có màu xanh lam, trên có thác nước chảy xuống tạo sự hòa quyện gắn kết giữa “Thủy” và “Thổ” (đất và nước) nhào nặn nên sản phẩm gốm thô, phủ men lam - màu men xuất hiện phổ biến trên sản phẩm gốm Bát Tràng thế kỷ XIV - XV.
Tầng 1 của công trình là không gian đón tiếp khách tham quan và sản phẩm tinh hoa của các làng nghề Việt, nơi giới thiệu và bán các sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thủ công truyền thống. Trong đó có gần 50 gian hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Việt Nam, các sản phẩm đạt chất lượng OCOP, chiếm phần lớn trong đó là các sản phẩm gốm của làng Bát Tràng.
Tại đây còn có không gian Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng, nơi mà sự kết hợp giữa điêu khắc truyền thống của các vật liệu: gốm, gỗ, đồng, đá… và ánh sáng tạo nên những tác phẩm tranh ấn tượng và độc đáo. Chủ nhân của công trình này là Bùi Văn Tự, chàng trai sinh năm 1992 - tác giả của bộ môn Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Những tác phẩm được tạo nên lấy cảm hứng từ câu chuyện văn học Người con gái Nam Xương; đó là hình ảnh người mẹ bồng con, ngọn đèn dầu le lói, hiu hắt, vang vọng lại lời ru, con thơ trong lòng mẹ, còn chiếc bóng là cha... Từ đây, nhiều hình ảnh sẽ được hiện lên nhờ kỹ thuật ánh sáng, tạo cho người xem một sự liên tưởng đẹp đẽ về cuộc sống, nhân sinh.
Tầng 2 của tòa nhà hình bàn xoay là không gian dành cho trưng bày cố định và chuyên đề của Bảo tàng nghề gốm Bát Tràng. Có thể nói, sau khi ra đời, Bảo tàng là linh hồn của Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt. Đây là nơi bà Hà Thị Vinh đã dành nhiều tâm sức để xây dựng thành một nơi lữu giữ những tinh hoa, hồn cốt của nghề sản xuất gốm Bát Tràng. Ở đây, quý khách sẽ cảm giác như đang đi vào lòng của lò gốm thủ công xưa. Xung quanh là những bức vách, ngăn lò chất chồng sản phẩm gốm với gam màu nền đất chủ đạo, thỉnh thoảng lấp ló ánh sáng bập bùng của lò khi nung. Tổng diện tích dành cho trưng bày Bảo tàng là 500m2, với các chủ đề chính:
- Sự hình thành nghề và làng gốm Bát Tràng: Nơi đây trưng bày những sản phẩm gốm cổ tiêu biểu của Bát Tràng, giúp khách tham quan dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rất riêng làm nên thương hiệu Bát Tràng chính bởi các đặc điểm: màu men ngà, da rạn và đắp nổi được thể hiện tinh tế, sắc nét trên các loại hình sản phẩm như đồ, gia dụng, đồ trang trí kiến trúc, đặc biệt là trên đồ thờ tự, ký kiểu.
Bên cạnh nơi trưng bày sản phẩm gốm là chiếc thuyền nan, đây là hình ảnh mang tính biểu trưng, một sự gợi nhớ về quá khứ của cha ông thủa ban đầu đi thuyền từ Bồ Bát, Yên Mô, Ninh Bình ngược sóng Hồng Hà ra Thăng Long. Thuyền cũng là phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu về cho làng sản xuất nghề và từ đây thuyền mang sản phẩm làng đi khắp muôn nơi để bán, trao đổi sản phẩm gốm và buôn các mặt hàng nước mắm, cau khô, tạo nên sự đa dạng cho làng nghề. Không chỉ có vậy, thuyền cũng là phương tiện của một số cư dân làng Bát Tràng xưa dùng làm nhà mỗi khi có lũ lớn. Vì vậy, trên thuyền còn bài trí những đồ dùng sinh hoạt, có sản phẩm nghề và các đồ vật khác.
- Sau khi chọn được đất làm nghề, làng được dựng lên, cư dân Bát Tràng đã bắt đầu sản xuất, tận dụng các nguyên, nhiên liệu sẵn có xung quanh làng và các địa phương lân cận. Đó là câu chuyện về quy trình sản xuất gốm của làng Bát Tràng. Tại đây quý khách sẽ nhìn thấy một số mô hình tượng và mô hình lò nung được làm từ đất nung và gạch miêu tả một số công đoạn và trang thiết bị, hạ tầng của làng nghề. Một sự gợi nhớ về giai đoạn làm nghề thủ công truyền thống hoàn toàn bằng sức người và các thiết bị thô sơ, nhưng gốm Bát Tràng rất phát triển và được các tầng lớp khác nhau trong xã hội ưa chuộng và không chỉ thị trường trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan... Tại đây, quý khách sẽ hiểu được quy trình tạo ra một sản phẩm gốm phải trải qua những công đoạn nào và trình tự ra sao. Đối diện với các mô hình lò là những sản phẩm gốm cổ lấp ló sau những ô cửa lò, nống thơi, bên cạnh là bức tường than nhem nhuốc với những viên than nắm còn in hình bàn tay người thợ được phơi khô trên những bức tường của đường làng. Than là nhiên liệu sau này, thể hiện một bước cải tiến trong việc sử dụng chất đốt cho lò gốm. Bức tường than cũng là nét đặc trưng của làng nghề Bát Tràng.
Câu chuyện về nghề, về quy trình, các công đoạn sản xuất gốm sẽ còn được kể nhiều hơn và được thực hành khi khách tham quan đi vào không gian trải nghiệm, trại sáng tác ở tầng hầm. Đây là không gian dành cho công chúng thích trải nghiệm làm gốm, thích được thể hiện khả năng sáng tạo của mình trên các sản phẩm gốm... và đây cũng là không gian quan trọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Trung tâm khi hướng công chúng đến gần hơn với việc thực hành, trải nghiệm làm nghề và trao truyền nghề.
- Tưởng nhớ các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao của tổ nghiệp: Ngôi nhà tưởng niệm ở đây mô phỏng lại gian nhà của cụ Lê Văn Vấn - một nghệ nhân được phong tặng từ thời Pháp. Cụ nguyên là giảng viên khoa Gốm khoá đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Đến với căn nhà này, chúng ta sẽ thấy thấp thoáng hình ảnh về cảnh sinh hoạt, đồ dùng trong gia đình người làng Bát Tràng. Tuy bên ngoài là mái ngói thấp, bức tường cao chất đầy những đồ phơi, sản phẩm gốm nằm san sát nhau, song bên trong không gian sinh hoạt thì rộng rãi, sang trọng có đồ ăn, uống, hút, hưởng thụ âm nhạc, đời sống tinh thần được coi trọng... thể hiện một cuộc sống sung túc, phong lưu của người làng Bát.
- Đi hết không gian truyền thống, khách tham quan sẽ nhìn thấy một màu sắc tươi mới hơn, với sự đa dạng của các dòng sản phẩm. Đó là không gian tôn vinh, giới thiệu về các sản phẩm của những nghệ nhân là con em của 19 dòng họ sản xuất gốm hiện nay của làng Bát Tràng - những con người đã dành cả cuộc đời để khôi phục, phát huy và phát triển nghề gốm của cha ông. Mỗi nghệ nhân đại diện cho dòng họ có một màu sắc và dòng sản phẩm khác nhau, thể hiện quan điểm nghề nghiệp của mình, nhưng vẫn trên tinh thần hội tụ tinh hoa của cha ông và lan tỏa những giá trị tốt đẹp lên sản phẩm để gốm Bát Tràng mãi trường tồn với thời gian.
- Cuối cùng là không gian trưng bày rất khiêm tốn nhưng chứa đựng giá trị lớn, đó là không gian nghiên cứu khoa học về nghề gốm. Đây là không gian dành cho những công chúng quan tâm sâu đến nghề sản xuất gốm và nghiên cứu về gốm.
Tầng 3 của toà nhà là Trung tâm nghệ thuật đương đại và Homestay.
- Trung tâm nghệ thuật đương đại là không gian triển lãm, đấu giá của các tác phẩm nghệ thuật đạt chuẩn quốc tế do Nhà đấu giá nghệ thuật Chon Delat sáng lập, trong đó có gốm và các tác phẩm tranh của những hoạ sĩ nổi tiếng như Bùi Xuân Phái.
- Homestay gồm 9 căn phòng có thiết kế độc đáo khác nhau dành cho du khách nghỉ ngơi trong hành trình du lịch khám phá làng nghề. Nội thất trong mỗi căn phòng được sắp xếp bài trí bằng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề khác nhau như mây tre đan, sơn mài, khảm trai… để du khách tận hưởng không gian nghỉ ngơi hoà quyện với những giá trị văn hoá của làng nghề.
Tầng 4 của toà nhà là Hội trường Cung đình, Nhà hàng Tinh hoa và Bát Tràng check in coffee.
- Hội trường Cung đình tái hiện không gian Cung đình, được trang bị bởi hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn cho những sự hội nghị, sự kiện quy mô lên đến 300 khách.
- Nhà hàng Tinh hoa: Với những món ăn truyền thống do chính người làng Bát Tràng thể hiện sẽ màng đến cho thực khách hương vị rất riêng của làng Bát Tràng. Từ món ăn bình dân truyền thống đến các món cỗ dành cho tiệc cưới, hỏi, lễ… với số lượng lớn hơn 200 người.
- Bát Tràng check in coffee là không gian cafe thoáng mát. Đứng ở vị trí này, quý khách có thể nhìn ngắm một cách bao quát nhất về dòng sông Bắc Hưng Hải.
Tầng 5 của toà nhà là Hương Sa Trà: Hương Sa Art House & Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. Đây là tầng cuối cùng, nơi có không gian yên tĩnh, quý khách có thể vừa thưởng trà, vừa ngắm nhìn toàn cảnh không gian làng Bát, nghe nhạc thư giãn và nghỉ ngơi.




## Tour ### Description ### Title tour.name = Trung tâm tinh hoa làng nghề việt